QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY DƯA LEO
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây Dưa leo Baby sẽ giúp (1) Quản lý tốt bệnh do nấm, khuẩn và tuyến trùng (2) Kích thích ra rễ, lá và hoa, (3) Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ dạng dễ tiêu giúp cây trồng hấp thu tốt, (4) Đặc trị vàng lá do thiếu sắt và các yếu tố khác (5) Tăng tế bào lục lạp và diệp lục tố giúp dày lá và xanh bền (6) Chống chịu tốt trong điều kiện lạnh và thiếu ánh sáng (7) Tăng năng suất và chất lượng thành phẩm.
2. Quy trình sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây Dưa leo (sử dụng cho 1500m2)
2.1. Xử lý giá thể: trước khi trồng 3 ngày
- Pha 2 lít BioSoy - VMH 03 + 1 lít BioHumic VMH trong 400- 1.000 lít nước tưới đều trên bề mặt giá thể
2.2. Tưới định kỳ 10 ngày/ lần: bắt đầu tưới sau khi xuống giống 3, 10, 20, 30, 40, 50, 60 ngày sau trồng
-Pha 1 lít BioSoy - VMH 03 + 1 lít BioHumic VMH trong 400 – 1.000 lít nước tưới đều trên bề mặt giá thể.
2.3. Phun định kỳ: 3, 10, 20 ngày sau trồng
- Pha 50ml Amino Vitamin VMH + 50ml Lân tạo mầm trong 20 lít nước phun ướt đều bề mặt lá, phun từ 3- 4 bình.
2.4. Phun định kỳ: 30, 40, 50, 60 ngày sau trồng
- Pha 50ml Amino Vitamin VMH + 50ml Si K Vi lượng trong 20 lít nước phun ướt đều bề mặt lá phun từ 3- 4 bình.
Ghi chú: (1) Phân hữu cơ BioSoy VMH03 có thể pha cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác (nếu có) hoặc pha cùng với phân vô cơ để tưới. (2) Liều lượng và thời gian bón phân vô cơ và hữu cơ khác áp dụng theo quy trình của Nông hộ nhưng khi thấy tốc độ cây sinh trưởng tốt, đúng theo đặc tính giống thì giảm từ 20 -40% lượng phân vô cơ sử dụng.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây Dưa leo Baby
- Hạn chế thối rễ và ngăn ngừa ngộ độc hữu cơ.
- Rễ khỏe, hạn chế héo xanh, chết cây con, nứt thân xì mủ.
- Lá xanh mướt, siêu bông, siêu trái và lớn nhanh.
- Lá không có biểu hiện vàng lá do thiếu hoặc thừa các nguyên tố dinh dưỡng đặc biệt là thiếu sắt.
- Năng suất cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY DƯA LƯỚI
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây Dưa lưới sẽ giúp (1) Quản lý tốt bệnh do nấm, khuẩn và tuyến trùng (2) Kích thích ra rễ, lá và hoa, (3) Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ dạng dễ tiêu giúp cây trồng hấp thu tốt, (4) Đặc trị vàng lá do thiếu sắt và các yếu tố khác (5) Tăng tế bào lục lạp và diệp lục tố giúp dày lá và xanh bền (6) Chống chịu tốt trong điều kiện lạnh và thiếu ánh sáng (7) Tăng năng suất và chất lượng thành phẩm.
2. Quy trình sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây Dưa lưới (sử dụng cho 3.730 - 4.000 cây) (GIÁ THỂ MỚI)
2.1. Trộn giá thể: 5 lít BioSoy VMH 03 + 1 lít BioHumic VMH + 3 bao vôi + 50 kg NPK trộn điều vào giá thể vô đủ 3.730 - 4.000 cây
2.2. Xử lý giá thể: 1 lít BioSoy VMH 03 + 0,5 lít BioHumic VMH
2.3. Tưới định kỳ: 7, 11, 15, 19, 23, 27, 29, 33, 37, 41, 45, 49, 53, 61, 65 ngày sau trồng
-Pha 1 lít BioSoy - VMH 03 + 0.5 lít BioHumic VMH trong 200 lít nước tưới đều trên bề mặt giá thể.
2.4 Phun định kỳ:
-2, 5, 9, 13, 17, 21, 27, 31, 35, 39, 43, 47, 53 ngày sau trồng: pha 50ml AminoVitamin VMH + 50ml Lân tạo mầm trong 20 lít nước phun ướt đều lá.
-23, 25 ngày sau trồng: pha 50ml Lân tạo mầm + 50ml Alar VMH trong 20 lít nước phun ướt đều lá.
-55, 59, 63, 65 ngày sau trồng: pha 50ml AminoVitamin VMH + 50ml Bio SiK Vi lượng trong 20 lít nước phun ướt đều lá.
Ghi chú: (1) Phân hữu cơ BioSoy VMH03 có thể pha cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác (nếu có) hoặc pha cùng với phân vô cơ để tưới. (2) Liều lượng và thời gian bón phân vô cơ và hữu cơ khác áp dụng theo quy trình của Nông hộ nhưng khi thấy tốc độ cây sinh trưởng tốt, đúng theo đặc tính giống thì giảm từ 20 -40% lượng phân vô cơ sử dụng.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây Dưa lưới
- Hạn chế thối rễ và ngăn ngừa ngộ độc hữu cơ.
- Rễ khỏe, hạn chế héo xanh, chết cây con, nứt thân xì mủ.
- Lá xanh mướt, tăng tỉ lệ ra hoa, đậu quả, trái lớn nhanh.
- Tăng độ cứng chắc, độ giòn, ngọt, độ sáng và bền màu của quả.
- Lá không có biểu hiện vàng lá do thiếu hoặc thừa các nguyên tố dinh dưỡng đặc biệt là thiếu sắt.
- Năng suất cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY XÀ LÁCH THỦY TINH
Quy trình sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây xà lách thủy tinh
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây xà lách sẽ giúp (1) Quản lý tốt bệnh do nấm, khuẩn và tuyến trùng (2) Kích thích ra rễ và chồi non, (3) Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ dạng dễ tiêu giúp cây trồng hấp thu tốt, (4) Đặc trị vàng lá do thiếu sắt và các yếu tố khác (5) Tăng tế bào lục lạp và diệp lục tố giúp dày lá và xanh bền (6) Chống chịu tốt trong điều lạnh và (7) Tăng năng suất và chất lượng thành phẩm.
2. Quy trình sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây xà lách thủy tinh
Tưới định kỳ - 5 ngày tưới 1 lần: Pha 2 lít BioSoy - VMH 03 + 1 lít BioHumic VMH trong 400 lít nước tưới đều trên bề mặt liếp hoặc quanh vùng rễ cây xà lách.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây xà lách thủy tinh
- Hạn chế thối rễ và ngăn ngừa ngộ độc hữu cơ.
- Rễ khỏe, hạn chế héo xanh, chết cây con.
- Lá xanh mướt, bóng và không bị thừa đạm.
- Lá không có biểu hiện vàng lá do thiếu hoặc thừa các nguyên tố dinh dưỡng đặc biệt là thiếu sắt.
- Năng suất cao hơn đối chứng tối thiểu 5%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH03 TRONG CANH TÁC CÂY DƯA HẤU
Quy trình sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây dưa hấu
Phần I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh
1.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: gồm có rễ cái là một trục xung quanh trục có các rễ phụ mọc ngang, rễ chỉ phân bố ở tầng đất canh tác có độ sâu từ 0 – 30 cm, rộng 50 – 60 cm.
- Thân: Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống.
- Lá: phiến lá xanh tươi, đơn và mọc cách, có lông ở gân mặt dưới, mang bởi 1 cuống dài 5 đến 15 cm được bao trùm bởi lông tơ nhất là các lá non.
- Hoa: Đơn tính đồng chu (hoa đực và hoa cái cùng trên một cây)
- Quả: rất lớn, đa dạng, hình trứng đến hình cầu, có thể đạt đến 15-25 cm đường kính, có bông xanh dợt, lam đậm hay vàng. Trái phía bên trong nạc thịt đỏ hay vàng, nhiều hạt dẹp, nâu hay đen.
2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển 25-30oC nên cực kỳ dễ để trồng vào mùa nắng ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ phù hợp cho hoa nở và thụ phấn là 25oC, nhiệt độ phù hợp cho quả lớn và chín 30oC.
- Ẩm độ: dưa hấu có nhu cầu ẩm độ cao, chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao cây dễ phát sinh dịch bệnh.
2. Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1. Giống: Hiện nay, nông dân trồng nhiều loại giống khác nhau, gồm các giống chính sớm, chính giữa, chính muộn và khác. Có thời gian sinh trưởng từ 60-100 ngày tùy giống, năng suất đạt từ 30-40 tấn/ha.
2.2. Trồng và chăm sóc
- Khoảng cách và mật độ trồng: Luống rộng 4 m, cao 25 cm, rãnh rộng 30 cm.
Khoảng cách trồng 35 - 40 cm, mật độ 550 – 630 cây/1.000 m2. Nên dùng máy làm đất lên luống, phủ nilon giảm cỏ dại và đảm bảo độ ẩm. Nếu dùng hệ thống tưới tự động thì sắp xếp trước khi phủ nilon. Tránh trồng quá dày dễ phát sinh sâu, bệnh hại.
- Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày. Tưới nước là biện pháp cần thiết để tăng năng suất. Nếu độ ẩm thấp hơn 70% cần tiến hành tưới cho dưa hấu để đảm bảo đất có độ ẩm 85-90%. Lượng nước tưới, số lần tưới cần căn cứ vào độ ẩm đất trước lúc tưới. Không nên tưới nước đẫm vào chiều mát.
- Tỉa nhánh: Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.
- Định hướng dây: Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng.
- Chọn trái: Muốn cho trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái
ở vị trí lá 15 - 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8 - 12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, 3), trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn.
2.3. Kỹ thuật bón phân và quản lý dịch hại
1) Xử lý đất trước khi trồng: Phân hủy chất hữu cơ từ tàng dư thực vật, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,..:
- Tưới 1-2 lít BioSoy VMH 02 + 4 kg Urê đều trên bề mặt líp, pha 50 ml/20 lít nước.
- Rãi 0,5-1 tấn phân chuồng, 50 kg phân supper lân và 40 kg phân lót nền NPK 20-20-15. Đảo đất và tưới đẩm 2 ngày trước khi đậy màng phủ.
2) 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau khi trồng: Giúp phát nhanh, ngừa chết cây con và ra hoa đậu trái tập trung:
- Pha 200 ml BioSoy-VMH 03 + 100ml Amino Vitamin trong 40 lít nước phun đều từ gốc đến ngọn ở ngày thứ 7 và 21.
- Pha 200 ml BioSoy-VMH 03 + 100ml Lân tạo mầm VMH trong 40 lít nước phun đều phun đều từ gốc đến ngọn ở ngày thứ 14, 28 và 35.
3) Sau khi úp nụ: 45 ngày sau khi trồng:
- Bón 20 kg NPK 20-20-15 hiệu (con Cò Pháp) + 20 kg DAP (Phillippines) + 1-2 lít BioSoy VMH 03.
4) Ức chế phần ngọn dưa phát triển sau khi lấy trái:
- Pha 50 ml Lân tạo mầm VMH + 25 ml Alar VMH trong 20 lít nước phun phần ngọn dưa, phun 2 bình/1.000 m.
5) Từ 50 ngày đến thu hoạch: Giúp tăng năng suất và chất lượng
- Pha 200 ml BioSoy-VMH 03 + 100ml Amino Vitamin trong 40 lít nước phun đều từ gốc tới ngọn, phun từ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau từ 5-7 ngày.
- Pha 200 ml BioSoy-VMH 03 + 100 ml SiK – Vitamin trong 40 lít nước phun đều gốc tới ngọn, phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày, giúp gia tăng độ ngọt và độ sáng màu của dưa.
6) Các loại đối tượng bệnh hại
- Bệnh héo rũ, chạy dây do nấm Fusarium. sp.
- Bệnh chết héo cây con, héo tóp thân: do nấm Rhizoctonia solani.
- Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium.
- Bệnh đốm phấn, sương mai do nấm Pseudoperonospora cubernsis.
-Bệnh lở cổ rễ, cháy khô lá do nấm Phytophthora sp.
- Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa. spp)
- Phân hữu cơ BioSoy -VMH có chứa vi khuẩn Bacillus.spp có công dụng ngăn ngừa tuyến trùng, nấm, khuẩn, virus và côn trùng gây hại dựa trên cơ chế (1) Kích kháng lưu dẫn tạo ra nhiều enzyme glucanase, chitinas
ngăn cản vi sinh vật tấn công và (2) Cơ chế tiết ra các hợp chất như protein crystal gây độc và giết chết vi sinh vật và côn trùng gây hại. Vì vậy khi sử dụng BioSoy –VMH thường xuyên 1tuần/lần thì nguy cơ cây bị dịch hại tấn công là rất thấp.
- Nếu dịch bệnh có xảy ra, nên sử dụng các chế phẩm sau để luân phiên phòng trị: Insuran, Amista Top, Antracol, Acrobat, Revus-Opti, Score, Bellkute, Actinovate, Daconil. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
7) Các loại đối tượng công trùng gây
hại
- Bọ trĩ hay bù lạch (Thrips palmai)
- Bọ rầy dưa (Aulacophora similis)
- Dòi đục lá hay sâu vẽ bùa (Liriomyza spp.)
- Sâu ăn lá (Diaphania indica)
- Tuyến trùng (Meloidogyne spp và Radopholus spp.)
- Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun thuốc khi mật số gây hại tới ngưỡng kinh tế.
- Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
- Luân phiên sử dụng các loại thuốc phòng trị sau: Monvento, Confidor, Beniva, Actara, Abamectin (Abatin 1.8 EC, 5.4EC); Diafenthiuron (Pegasus 500 SC), Pesieu, Abamectin (Catex 1.8 EC, Plutel 5EC), Tervigo 20SC, Nokaph, Vimoca, Mocap,…
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH03 TRONG CANH TÁC CÂY ỚT CAY VÀ ỚT NGỌT
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ỚT CAY VÀ ỚT NGỌT
(Capsium frutescens L.; Capsium annuum L.)
Phần I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh
1.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Thuộc loại rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh về bốn phía, có thể ăn sâu tới 70 – 100 cm (gieo cố định) nhưng chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt 0 - 30cm.
- Thân: thuộc loại thân gỗ, thân tròn, dễ gãy và một số giống còn non thân có lông mỏng. Trên thân các cành phát triển mạnh và mọc đối xứng hoặc so le tùy giống, kiễu lưỡng phân tạo cho cây ớt có dạng lật ngữa.
- Lá: dạng elip (bầu dục) hoặc dạng lưỡi mác.
- Hoa: là cây hàng năm (cây một năm), hoa lưỡng tính (tự thụ phấn), đầu nhụy chia 2 vòi dài, rất thuận tiện cho quá trình tự thụ phấn. Hoa thường phân bổ đơn hoặc thành chùm (1 - 3 hoa/chùm) nhưng rất ít. Hoa ớt có màu trắng, nở vào buổi sáng vào lúc 9 – 10 h sáng.
- Căn cứ vào đặc tính ra hoa phân loại ớt như sau:
+ Loại hình sinh trưởng vô hạn: Khi có nhánh đầu tiên thì hoa xuất hiện sau đó cứ tiếp tục ra hoa khi xuất hiện các cấp cành, cây tiếp tục sinh trưởng cho đến khi chết. Đa số các giống ớt có năng suất cao hiện nay đều sinh trưởng vô hạn (cây cao cành nhiều).
+ Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Khi cây xuất hiện cành thứ nhất thì có hoa đầu tiên. Hoa tiếp tục xuất hiện trên các cành thứ cấp khoảng đến cành cấp 4,5 thì cuối ngọn xuất hiện chùm hoa cuối cùng và cây ngừng sinh trưởng chiều cao. Hiện nay loại này nước ta ít sử dụng.
- Quả và hạt: Quả ớt thuộc loại quả mọng, nhiều nước, có 2 -3 ô cách nhau bởi vách ngăn dọc theo trục quả (lõi quả).
1.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
- Đất bằng phẳng, không ngập úng, Độ pH của đất khoảng 5,5 – 6,5.
- Nguồn nước phải sạch, nước không bị ô nhiễm kim loại nặng và vi sinh vậtgây hại.
- Nhiệt độ trồng thích hợp từ 18 – 320C; Có ánh sáng đầy đủ.
- Cây ớt có thể trồng các tháng trong năm nhưng trồng thích hợp, gieo vào tháng 9 đến tháng 12 và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau.
Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1. Giống: Trong sản xuất và đời sống chủ yếu có 3 nhóm giống sau:
- Nhóm giống ớt cay: (ớt gia vị): Được trồng rất phổ biến. Nhóm này có rất nhiều giống (địa phương, F1). Đại diện là ớt chìa vôi, sừng bò, chỉ thiên.
- Nhóm giống ớt ngọt: Đa phần là giống F1 gồm các giống có màu anh, vàng, đỏ, socola, tím …
- Nhóm giống ớt cảnh: gồm những giống thấp cây, quả nhiều màu, sử dụng để làm cây cảnh.
2.2. Trồng và chăm sóc
- Mật độ trồng: mùa khô khoảng 2.000-2.200 cây/1.000 m2 và mùa mưa khoảng 1.800 -2.000 cây/1.000 m2.
- Lên liếp và phủ nilon: Liếp rộng 1,0 – 1,2 m, cao 15 – 30 cm.
+ Trồng hàng đơn: khoảng cách hàng x hàng từ 1,0 – 1,2m, cây x cây từ 40- 50cm.
+ Trồng hàng đôi: khoảng cách hàng x hàng từ 1,5 – 1,7m, cây x cây từ 40-50 cm.
- Tưới nước: là biện pháp cần thiết để tăng năng suất. Nếu độ ẩm thấp hơn 70% cần tiến hành tưới cho ớt để đảm bảo đất có độ ẩm 85-90%. Lượng nước tưới, số lần tưới cần căn cứ vào độ ẩm đất trước lúc tưới. Không nên tưới nước đẫm vào chiều mát.
- Tỉa bỏ toàn bộ chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu tiên khi chồi còn nhỏ tạo thông thoáng và tập trung dinh dưỡng ở tầng trên.
+ Tỉa bỏ cây bị bệnh và đốt tiêu hủy. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo.
+ Nếu ớt ra hoa, kết trái gần gốc, hái bỏ hết trái non, chỉ để trái từ tầng lá thứ tư trở lên khi tán đã xòe rộng.
+ Đối với các giống ớt cây mang nhiều trái nặng cần cắm mỗi cây 1 cây le cao 60 – 70 cm hoặc chăng dây giữ cho cây không đổ ngã.
2.3. Kỹ thuật bón phân và quản lý dịch hại
1) Xử lý đất trước khi trồng: Phân hủy chất hữu cơ từ tàng dư thực vật, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,..:
- Tưới 1-2 lít BioSoy - VMH 02 +4 kg Urê đều trên bề mặt líp, pha 50 ml /20 lít nước.
- Rãi 0,5-1 tấn phân chuồng, 50 kg phân supper lân và 40 kg phân lót nền NPK 20-20-15. Đảo đất và tưới đẩm nước 2 ngày
trước khi đậy màng phủ.
Lưu ý: nếu trong trong giá thể, thì liệu lượng phân bón trên áp dụng cho 1.800 –2.500 chậu.
2) 4-5 ngày sau khi trồng: xử lý kích thích ra rễ và xử lý tuyến trùng lần 2:
-Tưới 1 lít BioSoy-VMH 02 + 0,5 lít Bio Humic và 2 kg DAP 18-46-0.
3) 7-25 ngày sau khi trồng: Kích rễ lần 2, ngừa chết cây con và giúp phát chồi, mập cây và dày lá:
- Tưới 2 lít BioSoy-VMH 02 + 0,5 lít Bio Humic, 2-3 kg DAP 18-46-0 (hoặc NPK 20-20-15) và 0,5 kg Urê /lần tưới/7 ngày. Hoặc tưới phân theo công thức định mức trong trường hợp trồng trong chậu.
- Phun bổ sung phân bón qua lá Amino – Vitamin hoặc Lân tạo mầm luân phiên giúp cây mập cây, xanh lá và ra nhiều hoa. Liều phun 50-100 ml/20 lít nước.
4) 30 ngày sau khi trồng đến khi kết thúc thu hoạch: Giúp tăng năng suất và chất lượng ớt
- Bón 20 kg NPK 20-20-15 hiệu (con Cò Pháp) + 20 kg DAP (Phillippines) hoặc tưới phân theo công thức định mức trong trường hợp trồng trong chậu giai đoạn 30 ngày sau trồng.
- Giai đoạn thu hoạch trái, tưới định kỳ 2 lít BioSoy-VMH 02, 0,5 lít Bio Humic + 4 kg NPK 20-2015 và 1 kg Canxi Bo/lần tưới/5-7 ngày.
- Phun bổ sung luân phiên Amino –Vitamin và SiK – Vi lượng giúp tăng chất lượng trái, liều lượng 50 -100 ml/20 lít nước.
5) Các loại đối tượng bệnh hại
- Bệnh chết héo cây con, héo tóp thân: do nấm Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium spp...
- Bệnh đốm lá do Nấm Cercospora capsici.
- Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides.
-Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.
-Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum.
- Bệnh khảm do virus gây ra
- Phân hữu cơ BioSoy -VMH có chứa vi khuẩn Bacillus.spp có công dụng ngăn ngừa tuyến trùng, nấm, khuẩn, virus và côn trùng gây hại dựa trên cơ chế (1) kích kháng lưu dẫn tạo ra nhiều enzyme glucanase, chitinas ngăn cản vi sinh vật tấn công và (2) cơ chế tiết ra các hợp chất nhưprotein crystal gây độc và giết chết vi sinh vật và côn trùng gây hại. Vì vậy khi sử dụng BioSoy –VMH thường xuyên 1tuần/lần thì nguy cơ cây bị dịch hại tấncông là rất thấp.
- Nếu dịch bệnh có xảy ra, nên sử dụng các chế phẩm sau để luân liên phòng trị: Insuran, Ridomil, Revus opti, Starner, AmistaTop, Antracol, Acrobat, Revusopti, Score, Bellkute, Actinovate, Daconil. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
8) Các loại đối tượng công trùng gây hại
- Bọ trĩ hay bù lạch (Stenchaetothrips biformis).
- Sâu đục trái (Cipestis sagittiferella Moore).
- Rệp muội (rầy mềm) (Aphis gossypii).
- Nhện trắng(Tarsonemidae)
- Sâu khoang (sâu ăn tạp) (Spodoptera litura).
- Tuyến trùng (Meloidogyne spp và Radopholus spp.)
-Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun thuốc khi mật số gây hại tới ngưỡng kinh tế.
- Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.
- Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
- Luân phiên sử dụng các loại thuốc phòng trị sau: Monvento, Confidor, Beniva, Actara, Abamectin (Abatin 1.8 EC, 5.4EC); Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Pesieu, Abamectin (Catex 1.8EC, Plutel 5EC), Azadirachtin, Diafenthiuron, Tervigo 20SC, Nokaph, Vimoca, Mocap,…
*** Quy trình trồng và chăm sóc cây ớt được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH03 TRONG CANH TÁC CÂY LÚA
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY CÓ MÚI
Quy trình sử dụng phân hữu cơ BioSoy - VMH03 trong canh tác cây có múi (Cam, Bưởi)
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây có múi sẽ giúp (1) Quản lý tốt bệnh thối rễ, bướu rễ do nấm và tuyến trùng (2) Kích thích ra rễ và chồi non (3) Đặc trị vàng lá do thiếu sắt, (4) Lá xanh dày và giữ màu xanh rất bền giúp cây quang hợp (5) Chống chịu tốt trong điều kiện hạn, nắng nóng hoặc lạnh và (6) Tăng năng suất và chất lượng quả.
2. Quy trình sử dụng BioSoy- VMH03 trên cây có múi
a. Trường hợp điều trị bệnh vàng lá, thối rễ do nấm và tuyến trùng gây hại
1) Trước khi xử lý bệnh
- Tỉa cành, tạo tán loại bỏ cành vượt, cành khô, loại bỏ cỏ dại quanh gốc cây.
- Tưới đẫm nước quanh gốc trước khi xử lý 3 ngày.
2) Lần 1: Sau khi tỉa cành tạo tán, tưới đẫm gốc 3 ngày
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 + 50 -100g phân Ure trong 10 -20 lít nước tưới quanh gốc 01 cây có múi.
3) Lần 2: Sau khi xử lý lần 1 từ 7 -10 ngày
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán lá cho 01 cây có múi.
4) Lần 3: Sau khi xử lý lần 2 từ 10-15 ngày
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi.
5) Lần 4: Sau khi xử lý lần 3 từ 15-20 ngày
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi.
b. Trường hợp sử dụng ngăn ngừa vàng lá, tăng năng suất và chất lượng quả
1) Giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc tạo tán trước khi xử lý ra hoa
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi, phun định kỳ 10 -15 ngày/lần.
2) Giai đoạn từ lúc đậu quả (rụng sinh lý lần 2) đến 3 tháng
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi, phun định kỳ 20 ngày/lần.
3) Giai đoạn nuôi quả từ 3 tháng sau khi đậu trái đến thu hoạch
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi, phun định kỳ 15 ngày/lần.
Ghi chú: (1) Phân hữu cơ BioSoy VMH03 có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác (nếu có) hoặc trộn chung với phân để rãi. (2) Nếu sử dụng máy bay để phun thuốc thì liều lượng pha tối thiểu 1 lít BioSoy - VMH03 trong 20 lít nước. (3) Liều lượng và thời gian bón phân vô cơ và hữu cơ khác áp dụng theo tập quán
canh tác của nông hộ hoặc theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây có múi
- Hiện tượng vàng lá giảm dần, lá mới hình thành to hơn, xanh không ngã vàng.
- Rễ khỏe, nhiều và hạn chế hiện tượng bướu rễ do tuyến trùng gây hại.
- Lá cây có múi có màu xanh dương, không có biểu hiện thừa đạm.
- Mật độ tán lá dày, lá xanh rất bền, cây sinh trưởng nhanh hơn.
- Hiện tượng rụng trái non giảm so với đối chứng tối thiểu 20%
- Năng suất, màu sắc và độ ngọt cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY CAO SU
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây cao su sẽ giúp cây cao su (1) Kích thích ra nhiều chồi non nếu phun giai đoạn thay lá mới (2) Lá xanh dày và giữ màu xanh rất bền giúp cây quang hợp (3) Hạn chế sâu bệnh hại tấn công (4) Không có hiện tượng vàng lá do thiếu các nguyên tố vi lượng hoặc do tuyến trùng tấn công rễ, (5) Chống chịu tốt trong điều kiện hạn, nắng nóng hoặc lạnh (5) Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và (6) Tăng năng suất mủ cao su.
2. Quy trình sử dụng BioSoy- VMH 03 trên cây cao su
a. Trường hợp giữ nguyên lượng vô cơ bón cho cây cao su
1) Lần 1: Tỷ lệ lá rụng trên 80%
- Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
2) Lần 2: Khi lá rụng hoàn toàn
- Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
3) Lần 3: Sau khi phun lần 2 từ 10 -15 ngày
- Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 4 và các lần tiếp tiếp: mỗitháng phun 1 lần
- Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
b. Trường hợp giảm sử dụng phân bón vô cơ bón cho cây cao su
1) Lần 1: Tỷ lệ lá rụng trên 80%
- Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
2) Lần 2: Khi lá rụng hoàn toàn
- Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
3) Lần 3: Sau khi phun lần 2 từ 7-10 ngày
- Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 4 và các lần tiếp tiếp: 15 ngày phun 1 lần
- Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
Ghi chú: (1) Phân hữu cơ BioSoy VMH03 có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác (nếu có) hoặc trộn chung với phân để rãi. (2) Nếu sử dụng máy bay để phun thuốc thì liều lượng pha tối thiểu 1 lít BioSoy - VMH03 trong 20 lít nước. (3) Liều lượng và thời gian bón phân vô cơ và hữu cơ khác áp dụng theo tập quán canh tác của nông hộ hoặc theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy- VMH03 trên cây cao su
- Hạn chế các bệnh nứt vỏ xì mủ, héo đen đầu lá, nấm hồng, vàng rụng lá.
- Rễ khỏe, nhiều và hạn chế hiện tượng bướu rễ do tuyến trùng gây hại.
- Lá cao su có màu xanh dương, không có biểu hiện thừa đạm.
- Lá không có biểu hiện vàng lá do thiếu vi lượng và một số nguyên tố dinh dưỡng khác.
- Mật độ tán lá dày, lá xanh rất bền.
- Năng suất cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY CHÈ
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây chè sẽ giúp (1) Kích thích đâm nhiều chồi, to và khỏe, (2) Quản lý tốt bệnh thối rễ, bướu rễ do nấm và tuyến trùng (3) Đặc trị vàng lá do thiếu sắt, (4) Lá xanh mướt và bóng (5) Chống chịu tốt trong điều kiện hạn, nắng nóng hoặc lạnh và (6) Tăng năng suất và chất lượng lá chè.
2. Quy trình sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây chè
a. Trường hợp giữ nguyên lượng vô cơ bón cho cây chè
1) Lần 1: Sau khi thu hoạch chè 2-3 ngày
- Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
2) Lần 2: Sau khi phun lần 1 từ 5-7 ngày
- Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
3) Lần 3: Sau khi phun lần 2 từ 10-15 ngày
- Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 4: Trước thu hoạch khoảng 7-10 ngày
- Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
b. Trường hợp giảm sử dụng phân bón vô cơ hướng đến canh tác chè theo chuẩn hữu cơ
1) Lần 1: Sau khi thu hoạch chè 2-3 ngày
- Phun 4 lít BioSoy - VMH 03
2) Lần 2: Sau khi phun lần 1 từ 5-7 ngày
- Phun 4 lít BioSoy - VMH 03
3) Lần 3: Sau khi phun lần 2 từ 10-15 ngày
- Phun 4 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 4: Trước thu hoạch khoảng 7-10 ngày
- Phun 4 lít BioSoy-VMH 03
Ghi chú: (1) Phân hữu cơ BioSoy VMH03 có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác (nếu có) hoặc trộn chung với phân để rãi. (2) Nếu sử dụng máy bay để phun thuốc thì liều lượng pha tối thiểu 1 lít BioSoy - VMH03 trong 20 lít nước. (3) Liều lượng và thời gian bón phân vô cơ và hữu cơ khác áp dụng theo tập quán
canh tác của nông hộ hoặc theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây chè
- Rễ khỏe, nhiều và hạn chế hiện tượng bướu rễ do tuyến trùng gây hại.
- Lá xanh mướt, bóng và không có biểu hiện thừa đạm.
- Lá không có biểu hiện vàng lá do thiếu vi lượng và một số nguyên tố dinh
dưỡng khác.
- Năng suất cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY ĐÀO
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây Đào sẽ giúp (1) Quản lý tốt bệnh thối rễ, bướu rễ do nấm và tuyến trùng (2) Kích thích ra rễ và chồi non (3) Đặc trị vàng lá do thiếu sắt, (4) Lá xanh dày và giữ màu xanh rất bền giúp cây quang hợp (5) Chống chịu tốt trong điều kiện hạn, nắng nóng hoặc lạnh và (6) Tăng năng suất và chất lượng quả.
2. Quy trình sử dụng BioSoy- VMH03 trên cây Đào
a. Trường hợp điều trị bệnh vàng lá, thối rễ do nấm và tuyến trùng gây hại
1) Trước khi xử lý bệnh
- Tỉa cành, tạo tán loại bỏ cành vượt, cành khô, loại bỏ cỏ dại quanh gốc cây.
- Tưới đẫm nước quanh gốc trước khi xử lý 3 ngày.
2) Xử lý lần 1:
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 + 50 -100 g phân Ure trong 10 -20 lít nước tưới quanh gốc 01 cây Đào.
3) Xử lý lần 2: Sau khi xử lý lần 1 từ 7 -10 ngày
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán lá cho 01 cây Đào.
4) Xử lý lần 3: Sau khi xử lý lần 2 từ 10-15 ngày
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào.
5) Xử lý lần 4: Sau khi xử lý lần 3 từ 15-20 ngày
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào.
b. Trường hợp sử dụng ngăn ngừa vàng lá, tăng năng suất và chất lượng quả
1) Giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc tạo tán trước khi xử lý ra hoa
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào, phun định kỳ 10 -15 ngày/lần.
2) Giai đoạn từ lúc đậu quả đến 3 tháng
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào, phun định kỳ
20 ngày/lần.
3) Giai đoạn nuôi quả từ 3 tháng sau khi đậu trái đến thu hoạch
- Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào, phun định kỳ
15 ngày/lần.
Ghi chú: (1) Phân hữu cơ BioSoy VMH03 có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác (nếu có) hoặc trộn chung với phân để rãi. (2) Nếu sử dụng máy bay để phun thuốc thì liều lượng pha tối thiểu 1 lít BioSoy - VMH03 trong 20 lít nước. (3) Liều lượng và thời gian bón phân vô cơ và hữu cơ khác áp dụng theo tập quán canh tác của nông hộ hoặc theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây đào
- Hiện tượng vàng lá giảm dần, lá mới hình thành to hơn, xanh không ngã vàng.
- Rễ khỏe, nhiều và hạn chế hiện tượng bướu rễ do tuyến trùng gây hại.
- Lá cây có múi có màu xanh dương, không có biểu hiện thừa đạm.
- Mật độ tán lá dày, lá xanh rất bền, cây sinh trưởng nhanh hơn.
- Hiện tượng rụng trái non giảm so với đối chứng tối thiểu 20%
- Năng suất, màu sắc và độ ngọt cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BIOSOY - VMH 03 TRONG CANH TÁC CÂY HÀNH HOA
1. Mục đích
Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 trên cây cây Hành Hoa sẽ giúp (1) Quản lý tốt bệnh thối rễ, bướu rễ do nấm và tuyến trùng (2) Giúp rễ phát triển mạnh và đâm nhiều chồi (3) Đặc trị vàng lá do thiếu sắt, (4) Lá xanh mướt và bóng (5) Chống chịu tốt trong điều kiện phèn, mặn, hạn hán hoặc lạnh và (6) Tăng năng suất và chất lượng.
2. Quy trình sử dụng BioSoy VMH 03 trên cây Hành Hoa
1) Xử lý đất trước khi trồng: Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy vật chất hữu cơ, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,..
- Tưới đẩm đất sau khi vun luống
- Phun 1 lít BioSoy - VMH 03 + 5 kg ure.
3) Lần 1: Sau khi trồng 3-5 ngày
- Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 2: cách lần 1 từ 10 -15 ngày
- Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
5) Lần 3: cách lần 2 từ 15-20 ngày
- Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
5) Lần 4: trước thu hoạch từ 10 -15 ngày
- Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
Ghi chú: (1) Phân hữu cơ BioSoy VMH03 có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác (nếu có) hoặc trộn chung với phân để rãi. (2) Nếu sử dụng máy bay để phun thuốc thì liều lượng pha tối thiểu 1 lít BioSoy - VMH03 trong 20 lít nước. (3) Liều lượng và thời gian bón phân vô cơ và hữu cơ khác áp dụng theo tập quán canh tác hoặc theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn.
3. Các thông số đánh giá hiệu quả sử dụng BioSoy- VMH 03 trên cây Hành Hoa
- Hạn chế bệnh héo xanh, chết cây con, thối nhũng.
- Rễ phát triển mạnh và hạn chế hiện tượng bướu rễ do tuyến trùng gây hại.
- Đâm nhiều chồi.
- Lá không có biểu hiện vàng lá do thiếu vi lượng và một số nguyên tố dinh dưỡng khác.
- Năng suất cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.
*** Quy trình được xây dựng bởi: PGS.TS Phạm Thị Phương Thúy, Trường Đại học Trà Vinh. Email: thuypt12000@tvu.edu.vn, ĐT: 0919017049.